Vương Bảo điều trị bệnh tuyến tiền liệt

Vương Bảo là TPCN có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Các bài viết chi tiết được chia sẻ trên Soha

Đi tiểu nhiều lần một đêm do nguyên nhân gì? Cách xử lý hiệu quả?

Tiểu đêm là hiện tượng đi tiểu quá 2 lần/đêm. Đây là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này xuất hiện ngay cả với những người trẻ tuổi. Theo Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, độ tuổi từ 20 – 50 bị mắc chứng tiểu đêm chiếm 15%, tuổi > 50 chiếm tới 50%, độ tuổi càng lớn nguy cơ mắc tiểu đêm càng cao. Vậy tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì, nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị tiểu đêm làm sao để hiệu quả?

Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Tiểu đêm nhiều lần (hay gọi là đa niệu về đêm) là một thuật ngữ y khoa chỉ việc đi tiểu quá mức vào ban đêm.

Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể con người tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn. Do đó, hầu hết mọi người không cần thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ liên tục trong vòng 6-8 giờ. Tuy nhiên, nếu các bạn phải thức dậy quá 2 lần/đêm để đi tiểu thì khả năng thận của bạn đang có vấn đề.

Tiểu đêm không đơn giản chỉ là một hiện tượng sinh lý mà có thể là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến thận: suy thận,…

Tiểu đêm nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận

Một người bình thường đi tiểu 8 lần ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần ban đêm là hợp lý nhất, mỗi lần khoảng 300 ml, tổng không quá 3000 ml/ ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau.

Nguyên nhân, triệu chứng của tiểu đêm

Nguyên nhân của tiểu đêm nhiều lần

  • Do tâm lý, áp lực từ công việc, cuộc sống dẫn đến stress,căng thẳng, hay lo lắng, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều …là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm.
  • Uống nhiều nước: lượng nước lí tưởng trong một ngày cần nạp vào cơ thể là từ 1,5-2l nước, tùy vào độ tuổi, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ gây nên tình trạng thừa nước, phải giải phóng nước ra ngoài theo cơ thế hoạt động của thận nên việc đào thải nước dư thừa (nước tiểu) ra bên ngoài vào ban đêm cũng cải thiện.
  • Tổn thương dây thần kinh: các bệnh như tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống gây tổn thương dây thần kinh điều khiển hoạt động bàng quang gây ra tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt vào cả ngày và đêm.
  • Lạm dụng thuốc lợi tiểu: Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị cải thiện huyết áp hoặc các bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng đi tiểu hơn 8 lần/ ngày và hơn 1 lần/ đêm.
  • Sử dụng nhiều các chất thúc đẩy như bia rượu, cafe, trà … Đây đều là những chất gây kích thích bàng quang nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều.
  • Độ tuổi: Tuổi càng cao thì chức năng thận càng suy giảm gây tiểu nhiều
  • Tiểu đêm nhiều lần do mắc các bệnh về đường tiết niệu: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hẹp niệu đạo, ung thư bàng quang, suy thận, sỏi thận,…
  • Tiểu đêm nhiều lần do mắc các bệnh về tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, phì tuyến tiền liệt,…
  • Tiểu đêm nhiều lần do mắc các bệnh về nội tiết: đái tháo đường, cao huyết áp..

>>> Có thể chúng ta quan tâm: Tiểu nhiều lần do viêm đường tiết niệu

Triệu chứng của tiểu đêm

Tiểu đêm là hiện tượng đi tiểu quá 1 lần/ đêm. Một người bình thường đi tiểu 8 lần ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần ban đêm là hợp lý nhưng nếu đi tiểu 2 lần/ đêm được coi là tiểu đêm nhiều lần và là một trong những triệu chứng cảnh báo chức năng thận suy giảm, nếu không nhận biết và khắc phục sớm sẽ dẫn tới suy thận.

Việc thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu có thể gây tai biến, đột quỵ nhất là đối với người già, ngoài ra tình trạng tiểu đêm thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, gây mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi với người bệnh.

Tiểu đêm nhiều lần cũng ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở khoảng 15% dân số ở độ tuổi trưởng thành và là một trong những rối loạn mãn tính phổ biến nhất. Rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện cùng với chứng tiểu nhiều về đêm. Có 75% số người tham gia một cuộc khảo sát của Mỹ trong độ tuổi từ 18 tuổi nói rằng việc đi vệ sinh vào buổi đêm là lý do khiến họ thức giấc trong đêm.

Đối tượng bị tiểu đêm

Đi tiểu đêm nhiều lần là một bệnh phổ biến ở cả nam và nữ giới, đặc biệt ở tuổi trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này xuất hiện ngay cả với những người trẻ tuổi.

Các chuyên gia đầu ngành Thận – Tiết niệu cho biết: Những người trên 70 tuổi đi tiểu 1 lần/1 đêm là dấu hiệu bình thường. Từ 60 đến 70 tuổi mà đi tiểu 1 lần/đêm thì chức năng thận có thể bị suy yếu trước tuổi. Còn nếu dưới 60 tuổi mà bị đi tiểu 1 lần vào ban đêm chứng tỏ chức năng thận suy giảm ở mức đáng cảnh báo.

Hầu hết người già mắc bệnh tiểu nhiều vào đêm

Đối với người già các bộ phận trong cơ thể càng bị lão hóa, chức năng thận cũng bị suy giảm. Qua một số nghiên cứu, khi có tuổi kích thước thận sẽ giảm đi, lưu lượng máu qua thận giảm và mức lọc cầu thận cũng giảm dần. Sự lão hóa của nhu mô thận đã dẫn đến thay đổi chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận.

Ngoài đối tượng mắc các bệnh lý về nội tiết, đường tiết niệu, tuyến tiền liệt,.. Những người thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống, tổn thương hệ thần kinh,… cũng có thể mắc chứng đi tiểu đêm.

Cách chữa trị tiểu đêm tác dụng

Khi chức năng thận suy giảm, thận hầu như không còn khả năng lọc máu nên bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo. Một thực tế đáng buồn ở Việt Nam hiện nay, trong số 10 người bị suy thận giai đoạn cuối thì có tới 9 người tử vong do không được lọc máu kịp thời. Dưới đây là các cách tăng đi tiểu đêm nhiều:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: đảm bảo đủ chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất thúc đẩy như rượu bia, thuốc lá,…
  • bạn không nên ăn nhiều đồ ăn hoặc gia vị cay nóng
  • bổ sung nhiều rau, quả tươi ban ngày, nên ăn ít canh hơn vào buổi tối
  • Uống đủ nước, không quá nhiều cũng không qua ít , trung bình một người có thể uống từ 1,5-2l nước là hợp lý, tùy thuộc vào độ tuổi
  • Tâp luyện thể dục thể thao hằng ngày nâng cao sức đề kháng
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe, hiểu rõ được căn nguyên gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần dấu hiệu bệnh thận yếu

điều trị tiểu đêm nhiều bằng Tây y

Một số các loại thuốc Tây y được sử dụng để khắc phục tiểu đêm do các bệnh lý tiểu đường, gan, thận như: thuốc kháng acetylcholin, giúp nhịp điệu cơ co bàng quang hoặc thuốc desmopressin làm thận sản xuất ít nước tiểu hơn. Thuốc chẹn alpha -1 được dùng cho người rối loạn tiểu do u xơ tuyến tiền liệt..

Nhưng lưu ý rằng dù là nguyên nhân nào đi nữa thì thận vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục chứng tiểu đêm. Bất kỳ một loại thuốc Tây nào cũng đều có thể gây ra hiệu quả phụ và có thể ảnh hưởng khiến chức năng của thận nhanh chóng suy yếu…

Bài thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần

Bài 1: Tang phiêu tiêu 10g, long cốt 15g.Dùng dưới dạng nước sắc. Trị tiểu dầm và tiểu không cầm được, không nín được hoặc dùng tang phiêu tiêu (sao vàng), ích trí nhân (sao qua), kim anh (bỏ hạt, sao vàng hoặc chưng với rượu). Các vị thuốc đem tán thành bột, đồng lượng, trộn đều, ngày uống 2 – 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 8 – 10g, chiêu với rượu hoặc nước ấm.

Bài 2: Ngũ vị, ích trí nhân, ma hoàng trích, mỗi thứ 10g. Trẻ em 9-14 tuổi uống mỗi ngày 1 thang liên tục 2-3 tuần. Trường hợp bệnh nhân hư nhược, yếu sức, mệt mỏi, ngủ li bì gia sinh sái sâm (nhân sâm loại sạch tạp chất, để nguyên vỏ, phơi khô) 6g.

Bài 3: phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12g, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Bài 4: Cách làm: Giá đỗ đem rửa sạch, sau đó luộc chín. Dùng nước này hòa cùng với chút đường uống thay nước trong ngày sẽ giúp triệu chứng thuyên giảm. Bên cạnh đó trong nước giá đỗ luộc cũng có chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin rất bổ dưỡng.

Bài 5: Rau mồng tơi Cách làm: bạn sử dụng lá và cuộng rau mồng tơi rửa sạch, để ráo rồi cho vào ấm đun kỹ. Đem lọc lấy nước, pha thêm chút nước sôi để nguội, uống thay trà. Mồng tơi chữa tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt do nóng trong: Lấy 100g mồng tơi, sắc uống thay trà hằng ngày.

Bài 6: bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là 1 liệu trình.

Tham khảo thêm về bệnh tiểu đêm trên Soha tại đây